In catalogue dày từ 40 trang nên bấm ghim hay dán keo khi đóng cuốn?

Catalogue không phải là hàng in thông thường, nó là một loại của công việc marketing sản phẩm, vì thế rất được các doanh nghiệp chú trọng phát triển. Hàng in catalogue yêu cầu không nhàm chán cả về nội dung lẫn hình thức, điều đó có nghĩa là phải đổ chất xám vào cả thiết kế và gia công đóng cuốn.

Đối với công đoạn thiết kế: nếu quý khách hàng không có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp thì công ty in giá rẻ Cao Hoàng Gia có thể hỗ trợ bạn làm điều đó. Bạn chỉ cần tổng hợp nội dung, hình ảnh, ý tưởng và báo cho chúng tôi và sau đó bạn sẽ có được demo thiết kế ưng ý.

 

Tiếp đến là công đoạn in: Loại hàng in catalogue được in bằng máy in offset 4 màu hoặc 6 màu tùy thuộc vào file thiết kế đã ký duyệt. Lưu ý, 4 màu hay 6 màu trong ngành in là màu đơn, vì thế từ 4 màu đơn này chúng ta cũng có thể pha thành nhiều màu khác nhau. Nhiều khách hàng thường hỏi rằng: file của mình có 7 màu thì có bị tính thêm chi phí không? Xin trả lời là không nha các bạn, dù 7 màu hay 10 màu mà là màu pha thì cũng không bị tính thêm chi phí, vì thực tế những màu đó cũng từ 4 màu CMYK pha ra.

Cuối cùng là đến khâu gia công bao gồm cán màng và đóng cuốn:

+) Cán màng: Có 2 loại màng thường được sử dụng trong in ấn là  màng mờ và màng bóng, đây là loại nolong cực mỏng có tác dụng chống trầy xước và chống nước cho ấn phẩm. Chi phí của màng mờ cao hơn màng bóng, nhưng với số lượng nhiều, còn số lượng ít thì chênh lệch không đáng kể. Bản thân admin, thì mình thích màng mờ hơn màng bóng vì nó làm tăng sự sang trọng đáng kể so với những loại không cán màng. Đồng thời cán màng cũng làm tăng thời gian sử dụng, bạn có thể để ấn phẩm cả 1 năm hoặc 2 năm mà không bị bay màu mực.

+) Đóng cuốn: so với những loại ấn phẩm in cùng ngành thì với in catalogue đóng cuốn lại là khâu được chú trọng hơn cả. Có 2 loại hình đóng cuốn cho ấn phẩm thiết kế in ấn catalogue mà quý khách hàng phải phân biệt rõ:

Vậy nếu ấn phẩm của bạn rơi vào khoảng 40 trang hoặc 44 trang hay 48 trang thì chúng ta sẽ phải đóng cuốn như thế nào? Khi này, quyết định hình thức đóng cuốn nào phù thuộc hoàn toàn vào chất liệu giấy bìa và ruột của ấn phẩm và sở thích của từng khách hàng cụ thể, còn nhà in sẽ chỉ làm theo yêu cầu

+ ) Nếu ấn phẩm của bạn được hình thành từ các loại giấy mỏng như giấy For, giấy Couche với định lượng 70gsm, 80gsm, 100gsm 150gsm hoặc 200gsm thì quý khách hàng có thể chọn hình thức đóng cuốn bằng bấm ghim để tiết kiệm chi phí

+ ) Nếu cả bìa và ruột catalogue đều được in bằng giấy Briston, Ivory hay Couche với những độ dày như 250gsm, 300gsm, 350gsm thì lúc này bắt buộc quý khách hàng phải đóng cuốn bằng hình thức dán keo gáy. Bởi lẽ đó, nếu muốn tiết kiệm chi phí thì từ trước khi in hay nói cách khác là ngay tại khâu thiết kế in ấn catalogue quý khách hàng cần đinh hướng rõ rang loại hình sẽ dùng khi đóng cuốn.